Nhà Đầu Tư Sáng Suốt Đổ Tiền Vào Đâu

Ý Tưởng

07:00 20/11/2021

Chứng khoán, vàng và bất động sản (BDS) là các kênh đầu tư được ưa chuộng nhất hiện nay. BDS được xem là kênh đầu tư an toàn nhất. Tuy nhiên, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn. Điều quan trọng là loại hình nào mang đến lợi nhuận ổn định, bền vững cho nhà đầu tư (NĐT).

Nhà đầu tư xoay chuyển dòng tiền 

Vàng được dự báo là tăng giá trở lại, khi dòng tiền được các cường quốc bơm ra thị trường nhất là Mỹ để kích thích kinh tế. Dù vậy, đầu tư vào vàng phải chọn thời điểm giá vàng trong nước ít chênh lệch với thế giới và kênh này chỉ thích hợp cho NĐT dài hạn.

 Chứng khoán dự báo cũng sẽ hồi phục tốt. Năm 2020 với nhiều NĐT cá nhân là năm đầu tư khá thành công, bên cạnh đó cũng không ít NĐT thua lỗ. Để đầu tư ít rủi ro hơn, các NĐT phải biết phân tích và theo dõi dòng tiền.  

Dòng tiền đang dịch chuyển giữa các kênh Chứng khoán, tiền ảo, vàng và BĐS, nhưng ở kênh BDS có nhiều cơ hội phục hồi. Thực tế, ở thời điểm này BDS đang có dấu hiệu ấm dần lên. Nhất là phân khúc nhà ở và BDS khu công nghiệp. Theo các chuyên gia, tiềm năng phát triển của thị trường nhà là rất cao.

Thời gian qua thị trường BDS dù có chửng lại nhưng được đánh giá là chờ thời cơ bật mạnh. Thị trường vàng và chứng khoán sôi động hơn trong thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Dù dòng tiền các NĐT đổ tiền vào, nhưng đây là cuộc chơi ngắn hạn, với giới đầu tư BDS là kênh được nhắm trong dài hạn. 

Chuyên gia kinh tế - TS Võ Trí Thành nhận định, tất cả phân khúc BDS vẫn rất tiềm năng trừ BDS nghỉ dưỡng, du lịch vẫn khó khăn bị ảnh hưởng từ dịch bệnh. Điều kiện tích cực cho BDS phục hồi là lãi suất thấp. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cá nhân nên cân nhắc vì đây là thời gian đầu tư chứ không phải đầu cơ. Các NĐT nên theo sát các chính chính sách hỗ trợ của nhà nước.

Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) - ông Lê Hoàng Châu cũng có cùng quan điểm khi đánh giá về thị trường BDS. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng các NDT nên kiểm soát rủi ro tài chính, tín dụng, pháp lý…

 

Ảnh Nhà đầu tư sáng suốt đổ tiền vào đâu

Trong bối cảnh hiện tại, nhiều chuyên gia kinh tế khuyên rằng, để sẵn sàng đón cơ hội khi kinh tế phục hồi, các NĐT cần đa dạng danh mục đầu tư, giữ tiền mặt với tỷ trọng lớn tránh rót vốn vào các kênh đầu tư quá rủi ro.

Kênh bất động sản vẫn được đổ tiền vào

Trước thời điểm dịch bệnh Covid-19, thị trường BDS ở 2 thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM bị sụt giảm nguồn cung mạnh. Thị trường này đã gặp nhiều khó khăn đặc biệt là giảm nguồn cung mới, khi đó các NĐT dịch chuyển dòng tiền sang các kênh khác. Khi nền kinh tế chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, dòng tiền của NĐT lại đổ vào BĐS để bảo tồn nguồn vốn.

Giám đốc Kinh doanh Nhà ở Savills Việt Nam, ông Nguyễn Khánh Duy cho rằng, dù BDS có đà giảm ngày càng rõ. Nhưng thời điểm vàng cho các doanh nghiệp và cá nhân có khả năng tài chính tốt, có kinh nghiệm trong ở kênh đầu tư này. 

Nhìn chung, tâm lý các NĐT Việt Nam dù ở thời điểm nào BDS cũng sẽ tăng giá do dân số ngày càng tăng, đất đai không mở rộng hơn.

Khi đánh giá về tín dụng bất động sản, chuyên gia kinh tế BIDV - Tiến sĩ Cấn Văn Lực cho rằng, trong 3 năm qua, các kênh tín dụng cho vay bất động sản của ngân hàng ngày càng phát triển. Con số này có khoảng 7-8% /năm, vẫn thấp hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của toàn ngành là 13-14%. Tín dụng bất động sản vẫn tăng đồng nghĩa với việc thị trường không bị đóng băng mà dòng vốn đầu tư đang chuyển dịch theo hướng lành mạnh hơn.

Ông cũng cho rằng, công nghiệp chế biến, chế tạo - sản xuất điện và BDS là 3 lĩnh vực thu hút nhiều FDI tại Việt Nam. Website Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ KH-ĐT và của Tổng cục Thống kê cho biết trong 9 tháng đầu năm 2020, vốn FDI đầu tư vào Việt Nam đạt 3.2 tỷ UDS, đạt gần 15% tổng FDI mới. Đây là một tín hiệu đáng mừng, nhất là khi nguồn vốn cho đầu tư phát triển lĩnh vực BDS tăng, điều này cũng góp phần quan trọng cho phát triển toàn diện kinh tế - xã hội của Việt Nam.

(Nguồn Online_Điều chỉnh kenhdautu.vn)